Xu hướng mua thực phẩm và hàng tạp hóa tại GrabFood và GrabMart của khu vực Đông Nam Á 2022

25/05/2023Tin tức nổi bật

Grab đã thực hiện một nghiên cứu lớn trên 6 quốc gia Đông Nam Á (Singapore, Malaysia, Indonesia, Philippines, Thái Lan, Việt Nam) mà công ty đang hoạt động về xu hướng chọn thực phẩm, hàng tạp hóa và phân tích hành vi của người tiêu dùng khi sử dụng hai app đặt hàng của Grab (Grabfood và Grabmart).

Được biết tổng doanh số giao hàng do Grab giao dịch tăng trưởng 24% từ quý 2/ 2021 đến quý 2/ 2022 mặc dù đây là khoảng thời gian diễn biến dịch Covid 19 rất căng thẳng và nhiều nước ban hành lệnh lockdown. Sau dịch Covid 19, thói quen đặt hàng trên Grabfood và Grabmart vẫn tồn tại và thường xuyên. Dữ liệu ghi nhận rằng người tiêu dùng đặt hàng trên Grabfood năm 2022 tăng 1.48 lần so với năm 2019 và trên Grabmart năm 2022 tăng 1.53 lần so với năm 2020. Hơn nữa, người tiêu dùng có xu hướng tăng số lượng sản phẩm trong đơn hàng qua từng năm trên cả hai nền tảng.

Theo kết quả nghiên cứu, các gia đình trẻ đang phụ thuộc vào việc giao hàng nhiều nhất, đặc biệt là Indonesia. Tần suất mà các gia đình đặt hàng tại Grabfood là hơn 6 lần/ tháng với các lý do được đưa ra là quá bận nên không thể nấu nướng, thèm ăn ngoài và muốn chiêu đã gia đình. Đối với Grabmart, các gia đình đặt hàng với tần suất hơn 10 lần/ tháng với các lý do là có khuyến mãi đặc biệt, dễ dàng thử các sản phẩm mới, giải pháp mua hàng nhanh cho các dịp lễ hội.




Xu hướng đặt thức ăn tại Grabfood của các quốc gia chủ yếu đều là thức ăn nhanh và các loại thức uống phổ biến. Tại Việt Nam, thực phẩm được đặt hàng nhiều nhất qua Grabfood chính là trà sữa và cơm tấm. Thêm một điều thú vị nữa trong báo cáo, hàng hóa được đặt hàng nhiều nhất tại Việt Nam chính là bia thay vì các loại thực phẩm nấu ăn như các nước khác. Vì thế tùy vào văn hóa ẩm thực của từng quốc gia mà vị trí thực phẩm được đặt hàng nhiều nhất sẽ thay đổi.

86% người tiêu dùng nói rằng họ tiêu thụ ít nhất 1 bữa ăn lành mạnh cứ sau 2 đến 3 ngày vì thế tính từ năm 2020 đến năm 2022, các đơn hàng về mặt hàng sức khỏe và chăm sóc sức khỏe tại Grabmart đã tăng 5 lần. Dựa trên các đơn hàng thực phẩm liên quan đến sức khỏe của GrabFood, Singapore là nước có mức độ đón nhận cao nhất với việc ăn uống lành mạnh, tiếp theo là Malaysia và Thái Lan.

Thêm một xu hướng nữa đó là cứ 5 người tiêu dùng trên khắp Đông Nam Á thì có 2 người thích đặt hàng cho các cuộc tụ họp hơn là đi ăn ngoài. Chính vì thế mà các đơn hàng có quy mô lớn vào cuối tuần của GrabFood tại các khu vực dân cư đã tăng gấp 2 lần từ năm 2020 đến năm 2022.

Nghiên cứu còn cho biết rằng cứ 10 người tiêu dùng thì có 9 người có nhiều khả năng đặt hàng từ những người bán cho phép tùy chỉnh thực phẩm. Các yếu tố mà người tiêu dùng muốn được điều chỉnh chính là: Mức ngọt, mức độ cay, lượng đá, các loại sốt và các loại topping. Chỉ thêm yếu tố tùy chỉnh này mà kích thước giỏ hàng của người tiêu dùng có thể tăng thêm 15% so với kích thước giỏ trung bình khi không được tùy chỉnh.

Xu hướng cuối cùng được phát hiện rằng cứ 5 người tiêu dùng thì có 2 người nói rằng họ ăn vặt ít nhất 1 lần mỗi ngày. Nhờ vậy mà tổng đơn hàng đồ ăn nhẹ tăng trưởng 1.5 lần trên GrabFood và 2 lần trên GrabMart trong các khoảng nghỉ giữa giờ từ năm 2020 đến năm 2022. Sau giai đoạn dịch bệnh, khi các công ty mở cửa trở lại thì 63% người tiêu dùng có xu hướng đặt nhiều hơn 1 sản phẩm ăn vặt. Trong đó, đất nước có tỉ lệ đặt thức ăn vặt nhiều nhất đó là Philippines.

Nghiên cứu của Grab đã mở ra nhiều insight về xu hướng chọn mua thực phẩm qua app giao hàng của người tiêu dùng ngay tại thời điểm trong và sau dịch bệnh Covid 19 trong khu vực Đông Nam Á. Các kết quả nghiên cứu kể trên ngầm khẳng định rằng việc mua hàng qua app đang dần trở thành một thói quen của người tiêu dùng và có xu hướng tăng mạnh trong tương lai.

Cre: Grab SEA Food & Grocery Trends 2022.

#GCOMM #GCOMMinsightandgrowth #marketresearch #VietnamMarket